Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

 

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TRANG

1

Thủ tụcĐăng ký hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

2-3

2

Thủ tục Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm

3-5

3

Thủ tục Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm

5-7

4

Thủ tục“Xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế”

7-8

5

Thủ tụcĐổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật

9-10

6

Thủ tụcTrợ giúp xã hội đột xuất về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở

10-11

7

Thủ tụcTrợ giúp xã hội đột xuất về hỗ trợ chi phí mai táng

12-13

8

Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật

14-17

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG

LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

 

1. Thủ tụcĐăng ký hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Người đứng đầu cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở có trụ sở.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội cho cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện

Hồ sơ

*Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP. - Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu cơ sở, nhân viên của cơ sở. - Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu, nhân viên của cơ sở

Số lượng hồ sơ:01bộ.

Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc

Đối t­ượng thực hiện TTHC

Cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Cơ quan thực hiện TTHC

UBND cấp xã/phường

Kết quả thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

Lệ phí

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

· Mẫu số 14.doc(link is external)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội khi có đủ các điều kiện sau:

- Người đứng đầu, nhân viên của cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội; không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

- Có nhân viên trợ giúp xã hội cho đối tượng.

- Đáp ứng các điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho đối tượng.

Căn cứ pháp lý của TTHC

· Nghị định 103/2017/NĐ-CP

2. Thủ tục Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm

Trình tự thực hiện

Bước 1.Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý;

Bước 2.Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2b ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;

Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm.

Cách thức thực hiện

nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện

Hồ sơ

*Thành phần hồ sơ:

01 bộ, gồm Giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (theo mẫu tại Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Số lượng hồ sơ:01bộ.

Thời hạn giải quyết

07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình

Đối t­ượng thực hiện TTHC

Hộ gia đình có nhu cầu xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo trên địa bàn.

Cơ quan thực hiện TTHC

Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

Lệ phí

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

· Phu luc 1b_TT14_2018.docx(link is external)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

· Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH(link is external)

· Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH

3. Thủ tục Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm

Trình tự thực hiện

Bước 1.Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (theo Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý;

Bước 2.Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2b ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;

Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm.

Cách thức thực hiện

nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện

Hồ sơ

*Thành phần hồ sơ:

01 bộ, gồm Giấy đề nghị xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo (theo mẫu tại Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Số lượng hồ sơ:01bộ.

Thời hạn giải quyết

07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình

Đối t­ượng thực hiện TTHC

Hộ gia đình có nhu cầu xét duyệt thoát nghèo, thoát cận nghèo trên địa bàn.

Cơ quan thực hiện TTHC

Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

Lệ phí

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

· Phu luc 1b_TT14_2018.docx(link is external)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

· Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH(link is external)

· Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH

4. Thủ tục“Xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế”

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Hộ gia đình đăng ký tham gia bảo hiểm y tế làm Giấy đề nghị, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thẩm định.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận Giấy đề nghị của các hộ gia đình và chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức thẩm định theo quy trình quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT- BLĐTBXH.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận hộ gia đình thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.

Cách thức thực hiện

Nộp Giấy đề nghị trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

Hồ sơ

*Thành phần hồ sơ:

+Giấy đề nghị xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình

Số lượng hồ sơ:01bộ.

Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc

Đối t­ượng thực hiện TTHC

Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp trên phạm vi cả nước

Cơ quan thực hiện TTHC

Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC

Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã

Lệ phí

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu số 1 - Thông tư 02.2016.doc(link is external)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp và diêm nghiệp đăng ký tham gia bảo hiểm y tế

Căn cứ pháp lý của TTHC

· Nghị định 105/2014/NĐ-CP(link is external)

· Quyết định 59/2015/QĐ-TTg(link is external)

· Thông tư 02/2016/TT-BLĐTBXH

5. Thủ tụcĐổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật

Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Khi có nhu cầu đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn theo Mẫu số 01 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

+ Bước 2: Sau 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp.

Hồ sơ

*Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.

Số lượng hồ sơ:01bộ.

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc

Đối t­ượng thực hiện TTHC

Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật

Cơ quan thực hiện TTHC

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC

Giấy xác nhận khuyết tật (đổi, cấp lại)

Lệ phí

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu số 01.docx(link is external)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không có

Căn cứ pháp lý của TTHC

· Luật 51/2010/QH12(link is external)

· Nghị định 28/2012/NĐ-CP(link is external)

· Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT

6. Thủ tụcTrợ giúp xã hội đột xuất về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở lập Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu), gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị của hộ gia đình, Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách, mức hỗ trợ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

- Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ.

- Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Hồ sơ

*Thành phần hồ sơ:

Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC)

Số lượng hồ sơ:01bộ.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị của hộ gia đình

Đối t­ượng thực hiện TTHC

Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở (quy định tại Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).

Cơ quan thực hiện TTHC

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC

Quyết định trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Lệ phí

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu số 7.doc(link is external)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Không có

Căn cứ pháp lý của TTHC

· Nghị định 136/2013/NĐ-CP(link is external)

· Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC

7. Thủ tụcTrợ giúp xã hội đột xuất về hỗ trợ chi phí mai táng

Trình tự thực hiện

Bước 1: Khi có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác, cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng làm hồ sơ theo quy định, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng, Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách, mức hỗ trợ chi phí mai táng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

- Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hỗ trợ chi phí mai táng ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ.

- Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp

Hồ sơ

*Thành phần hồ sơ:

Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).

- Bản sao giấy báo tử của người bị chết, mất tích hoặc xác nhận của công an cấp xã.

Số lượng hồ sơ:01bộ.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng

Đối t­ượng thực hiện TTHC

Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng người bị chết

Cơ quan thực hiện TTHC

UBND cấp xã

Kết quả thực hiện TTHC

Q Quyết định hỗ trợ chi phí mai táng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Lệ phí

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu số 6.doc(link is external)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Căn cứ pháp lý của TTHC

· Nghị định 136/2013/NĐ-CP(link is external)

· Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC(link is external)

8. Thủ tục xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật

a) Trình tự thực hiện

- Bước 1: Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú, khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn.

- Bước 2:

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

·           Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

·           Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT.

Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

+ Lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 06.

·           Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau: Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

·           Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật (gồm: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác), thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội).

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mắc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc.

Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật: Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

- Bước 3: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm có:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đối với trường hợp xác định khuyết tật:

·        Đơn đề nghị (theo mẫu số 01)

·           Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

·           Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày 01/6/2012.

·           Hồ sơ xuất trình: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân.

+ Đối với trường hợp xác định lại khuyết tật:

·           Đơn đề nghị (theo mẫu số 01).

·           Bản sao Giấy xác nhận mức độ khuyết tật.

- Số lượng: 01 (một) bộ.

d) Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức xác định mức độ khuyết tật của người khuyết tật theo quy định.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận khuyết tật

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010.

- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

- Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

Tin khác
Tin tức
Đăng nhập
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang